"Thị trường Dubai khá dễ tính"

Giám đốc một công ty xúc tiến thương mại tại thị trường Dubai chiều 26-5 cho biết, nhìn chung thị trường này khá dễ tính, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

doanh nghiệp Dubai
Doanh nghiệp Dubai có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Ảnh minh họa: TL TBKTSG.

Ông Đinh Công Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Vietgate, chuyên xúc tiến thương mại tại thị trường Dubai, cho biết hiện ông có những đơn hàng cụ thể từ Dubai đối với hàng hóa của Việt Nam, chẳng hạn như thanh long, chanh không hạt, cá ngừ đông lạnh, tôm, philê cá basa,…

Doanh nghiệp Dubai cần mua thủy sản các loại từ Việt Nam với số lượng khoảng 1.000 tấn/tháng.

Theo ông Tuấn, ngoài việc thực phẩm bán vào Dubai phải có chứng nhận Halal, thì nhìn chung thị trường này khá dễ tính, với những quy định về an toàn thực phẩm chưa có nhiều ràng buộc chặt chẽ. Tuy nhiên, hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường này phải có chất lượng khá và có giá cạnh tranh.

Ông dẫn chứng, với vật liệu xây dựng, doanh nghiệp Dubai đã tự sản xuất được xi-măng và có nhu cầu nhập đá granit. Hiện thị trường này đang có nhiều sản phẩm của Pakistan, Iran với mức giá khá cạnh tranh. Vì vậy muốn xâm nhập được vào đây, vật liệu xây dựng của Việt Nam cũng phải có chất lượng khá, và giá cả cạnh tranh.

Ông Tuấn cho biết thêm, bên cạnh phục vụ cho thị trường Dubai, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể xem đây như là cửa ngõ để đến các thị trường xung quanh như Ai Cập,… vì ngoài cơ sở hạ tầng như cảng hàng không, Dubai cũng có chính sách thuế thu hút thương mại (gần như không có thuế xuất nhập khẩu).

Phát biểu của ông Tuấn được đưa ra tại cuộc gặp giữa các doanh nghiệp Dubai với các doanh nghiệp Việt Nam ở TP HCM. Một đoàn gồm 5 doanh nghiệp lớn từ Dubai đang có chuyến thăm Việt Nam trong tuần này để tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư trong các lĩnh vực như bất động sản, bãi đỗ xe… tại Việt Nam, cũng như tìm kiếm các nhà cung cấp hàng hóa cho thị trường Dubai.

Trao đổi với TBKTSG Online bên lề các cuộc gặp, ông Sultan Ali Rashed Lootah, đại diện của quỹ Vault Investment (tại Dubai), cho biết quỹ đầu tư này cùng một số doanh nghiệp Dubai như Tập đoàn EPS, Byblos đang có mặt tại Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, bãi đậu xe thông minh, khách sạn, khu phức hợp cao cấp,….

Các doanh nghiệp này đã và dự kiến gặp gỡ lãnh đạo một số tỉnh thành như TPHCM, Đồng Nai, Hà Nội, Phú Quốc để đưa ra các đề xuất cụ thể, cũng như tìm cơ hội đầu tư vào các dự án ở những nơi này. Chẳng hạn như, Tập đoàn EPS đề xuất được đầu tư một bãi đậu xe thông minh tại TPHCM theo hình thức BOT (xây dựng- vận hành – chuyển giao), với tổng vốn lên đến 500 triệu đô la Mỹ.

Theo ông Sultan Ali Rashed Lootah, quỹ Vault Investment cũng muốn đầu tư một thành phố thông minh bên ngoài trung tâm TPHCM, gồm các hạ tầng như một khu phức hợp kinh doanh, tòa nhà văn phòng, khu trưng bày triển lãm, và các hạ tầng khác để hỗ trợ kết nối doanh nghiệp. Đại diện quỹ đầu tư này cho biết cũng quan tâm đến việc đầu tư khu nghỉ mát và các công trình kiến trúc độc đáo để thu hút du khách đến đảo Phú Quốc, cũng như những khu phức hợp cao cấp tại Đồng Nai.

Ông Sultan Ali Rashed Lootah cho biết, Việt Nam thực sự là một nơi hứa hẹn để đầu tư với tăng trưởng GDP cao. Ngoài ra, sau khi gặp gỡ lãnh đạo TPHCM và Đồng Nai trong đầu tuần này, ông cho rằng trước mắt ông chưa thấy có bất cứ trở ngại hay khó khăn gì để đầu tư vào Việt Nam. 

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp Dubai cũng đang tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp cho thị trường Dubai các sản phẩm như vật liệu xây dựng (như nhựa xây dựng, gỗ lát sàn, ốp tường,…), đỗ gỗ, nông sản, thủy sản, thực phẩm và cây xanh.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số liệu lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20-4-2015 cho thấy, UAE là nhà đầu tư lớn thứ 38 trong tổng cộng 103 nước và lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 9 dự án có tổng vốn đăng ký là 135,8 triệu đô la Mỹ. Dubai là một vương quốc thành viên của UAE (Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất).

Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang UAE hàng hóa với tổng giá trị 4,62 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên, trong đó có đến 3,63 tỉ đô la Mỹ là điện thoại các loại và linh kiện, tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (247 triệu đô la Mỹ) và hàng dệt may (124 triệu đô la Mỹ).

TBKTSG Online, 27/05/2015
Đăng ngày 29/05/2015
T.Thu
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 07:47 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 07:47 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 07:47 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 07:47 04/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 07:47 04/05/2024